[tintuc]
Vì sao người ta yêu Đà Lạt đến như vậy, vì đây là nơi ta muốn thoát chốn thị thành đô hội Sài Gòn để quay về lại với núi rừng miên man. Nhưng ta đâu có thể sống được trong rừng xanh nên cần có một đô thị nằm trong rừng và rừng thì len vào từng góc nhìn của cái đô thị ấy.

Trên lộ trình đến Đà Lạt, ta cảm nhận rõ hai bước nhảy chuyển tầng cao độ của địa hình, đầu tiên từ địa hình trung du thoai thoải của Đồng Nai ta bước vào đèo Bảo Lộc và “nhảy” lên cao độ 800m so với mặt biển, khí hậu đã bắt đầu mát mẻ. Từ đây di chuyển non 100km trên một địa hình thoai thoải dốc hướng đến Đức Trọng, nơi có sân bay Liên Khương, ta sẽ bước vào đèo Prenn và “nhảy” lên cao độ 1.500m, ở đây ta mới gặp cái chất Đà Lạt lành lạnh, bàng bạc sương khói đầy quyến rũ. Như vậy, Đà Lạt chính là khí hậu có được ở cao độ này.  Tài sản quý giá này chỉ trải ra trên diện tích 396km² của Đà Lạt hiện hữu.

Đặc điểm khí hậu rất quan trọng vì đó là bản sắc của Đà Lạt, mà điều này rất mong manh. Không phải tự nhiên mà người ta chọn độ cao 1.500m. Bác sĩ Yersin lúc ấy đã thuyết phục chính quyền Pháp xây dựng đô thị này dựa theo độ cao để có một loại khí hậu đặc biệt. Do đó, Đà Lạt ra đời dựa vào hai yếu tố: khí hậu và sông hồ.

Như một món quà cho những người yêu Đà Lạt, The Nest xây dựng một tổ hợp nhà biệt thự - khách sạn tại khu Măng Lin, Phường 7, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 10 km. Khu nhà được thiết kế theo kiến trúc Pháp, tái hiện lại một thời vàng son của vùng đất cao nguyên thông xanh, tạo thành một khu nghỉ dưỡng nhỏ với đội ngũ phục vụ chuyên nghiệp với những trải nghiệm phong phú.

Ai yêu mến Đà Lạt khi đứng giữa lòng đô thị này đều nhận ra loại địa hình của thành phố này, một loại núi và bình nguyên trên núi. Trung tâm thành phố là vùng bình nguyên được bao quanh bởi các dãy đồi hướng về trung tâm là hồ Xuân Hương, khu vực này có dạng như lòng chảo hình bầu dục có cao độ 1.477m. Bao quanh lòng chảo này có những đỉnh núi độ cao đến 1.700m. Nơi cao nhất của trung tâm thành phố là Bảo tàng Lâm Đồng trên đường Hùng Vương có dinh của ông Nguyễn Hữu Hào, cao 1.532 mét, nơi thấp nhất là thung lũng Nguyễn Tri Phương thì cao độ cũng là 1.398m. 

Đà Lạt là một ốc đảo vĩ đại của độ mát, độ dịu, độ dễ chịu trên toàn cõi Việt Nam.

Măng Lin là một đô thị phi đô thị

Từ đầu, Đà Lạt chỉ được tạo ra như một trạm nghỉ dưỡng trên núi cho các quan chức Pháp tại Đông Dương. Do đó đây là “thành phố” để thoát khỏi thành phố. Đà Lạt là một loại đô thị rất đặc biệt trong lịch sử đô thị, một loại hình phi đô thị, là một cực đối lập với thành phố, nhưng đồng thời cũng là một thành phố lý tưởng.

Một thành phố nằm dưới những tán rừng và mời gọi rừng chen vào mình. Một phố thị có canh tác nông nghiệp xen kẽ. Một trung tâm trí thức nơi các nhà khoa học giải thích các sự kiện tự nhiên, bên cạnh các tu sĩ, tăng ni đang thiêng liêng hóa sự sống.

Đến Đà Lạt đi vào đầu đường Trần Hưng Đạo là bước vào một vạt rừng thông già của Dinh Hai, nhìn qua bên đường là một thung lũng mênh mang ôm lấy hồ Xuân Hương với đỉnh Lang Bian xa xa, đi thêm một tí là gặp cái dinh cổ kính ma quái của ông Nguyễn Hữu Hào tọa lạc trên đỉnh đồi rờn rợn như đỉnh Gió Hú, đang giữa phố ấy quẹo phải tiến vào đường Mimosa, ta bỗng lại lọt thỏm vào núi rừng hùng vĩ, lạnh mát và kiêu kỳ... Đô thị như thế thì đúng là... phi đô thị thật, đúng là dung hòa giữa các mặt đối lập, đúng là khác thường. Vị kiến trúc sư người Bỉ này đã lý giải hộ ta cái tâm tình ấy về mặt đô thị học và kiến trúc.

Cho nên, Đà Lạt sinh ra đã khác thường thì trưởng thành cũng phải khác thường. Đầu tiên sẽ phải giải quyết cặp nghịch lý mới: muốn quy hoạch thành phố này thì phải quy hoạch cái phi thành phố trước, đó là quy hoạch rừng và quy hoạch nông nghiệp.
Đà Lạt là một thành phố trong rừng, vậy loại kiến trúc nào phù hợp với thành phố như vậy, nên kiến nghị Bộ Xây dựng có quy định mang tính pháp lý về quy hoạch đô thị trong những vùng có diện tích rừng.

Đà Lạt không chỉ là một đô thị mà còn là một tâm tưởng, đó có khi là một hoài niệm, có khi là một cảm giác sống tinh khôi, tươi mát mà thâm trầm... Sống ở đây là một trải nghiệm khác thường, chưa nói đến du khách, ngay cư dân tại chỗ dù hằng ngày cũng phải đi làm lụng kiếm sống, đi họp hành, đi học, thậm chí đi nhậu lai rai... thì những hoạt động nhân sinh thường tình ấy cũng đượm một chút gì đó lãng đãng, khác lạ. Là bởi Đà Lạt có một kiểu sống khang khác, hình thành bởi một kiểu đô thị khang khác, không giống nơi nào.
[/tintuc]